D-Dimer

Mã sản phẩm: D – Dimer

Giá: Liên hệ

Kit xét nghiệm nhanh nồng độ D-Dimer (tinh chất vàng keo) áp dụng phương pháp sắc ký miễn dịch để phát hiện nồng độ D-Dimer trong huyết tương hoặc trong toàn bộ mẫu máu. D-Dimer cho kết quả nhanh và độ chính xác cao.

  • Chi tiết
  • Thông số kỹ thuật

Kit xét nghiệm nhanh nồng độ D-Dimer (tinh chất vàng keo) áp dụng phương pháp sắc ký miễn dịch để phát hiện nồng độ D-Dimer trong huyết tương hoặc trong toàn bộ mẫu máu. D-Dimer cho kết quả nhanh và độ chính xác cao.

Đặc trưng của sản phẩm:
Cho kết quả xét nghiệm nhanh dưới 7 phút hỗ trợ nhanh chóng cho việc chẩn đoán và điều trị.

Mục đích sử dụng:
Xét nghiệm D-dimer được bác sĩ cho làm cùng với các test nghiệm khác và cả cản quang ảnh để giúp loại trừ, chẩn đoán và theo dõi một số bệnh cùng điều kiện bệnh gây nên khả năng máu đóng cục quá độ (hypercoagulability), một điều kiện làm cho máu đóng cục không thích hợp.
Một trong tình trạng phổ biến này là chứng huyết khối tĩnh mạch sâu DVT (Deep Vein Thrombosis), một chứng bệnh có liên quan đến việc hình thành các cục máu đông trong các tĩnh mạch nằm sâu bên trong cơ thể, thường gặp nhất là các tĩnh mạch ở chân. Những cục máu đông này có thể trở nên rất lớn và gây nên tình trạng tắc nghẽn dòng máu lưu thông ở chân, gây ra tình trạng sưng, đau và tổn thương các mô vùng bị tắc nghẽn. Mảnh máu đông cũng có thể vỡ ra (mảnh máu đông bị vỡ còn được gọi là embolus) và di chuyển đến các phần khác của cơ thể, lên phổi tạo nên cục máu đông ở phổi hay sự nghẽn mạch ở phổi (PE – Pulmonary embolus or embolism).
Những cục máu đông này thường thấy ở trong tĩnh mạch, nhưng đôi khi có thể xuất hiện trong động mạch là những mạch máu dẫn truyền oxygen. Sự kết hợp của cả hai phần trong hiện tượng máu đóng cục này đôi khi được gọi là nghẽn tĩnh mạch huyết khối (venous thromboembolism/VTE). Nếu những cục máu đông này lớn quá làm ngăn cản máu dẫn đến những bộ phận quan trọng như thận, não, tim, nó có thể gây tổn thương không thể đảo ngược lại và suy hại các cơ quan này. D-dimer được coi như một trong những chỉ dấu đo lường xem có sự tổn hại những cơ quan này hay không.
Hầu hết các cục máu đông được hình thành tại các tĩnh mạch vùng chân, tuy nhiên, chúng cũng có thể hình thành tại các vùng khác trong cơ thể; ví dụ tại vùng nội tâm mạc hoặc tại van tim, đặc biệt khi bị loạn nhịp (rung tim nhĩ) hoặc khi các van tim bị tổn thương. Các cục máu đông cũng có thể hình thành trong các động mạch lớn do chứng xơ vữa động mạch (thỉnh thoảng còn được gọi là sự cứng động mạch).
Phương pháp đo D-dimer cũng có thể được cho làm cùng với các xét nghiệm khác để chẩn đoán chứng đông máu lan tỏa nội mạch DIC (Disseminated Intravascular Coagulation). DIC là tình trạng cấp và phức tạp, có thể xuất hiện trong một số bệnh cảnh như: phẫu thuật, sốc nhiễm trùng, do rắn độc cắn, bệnh lý về gan, và hậu sản (sau khi sinh con). Trong chứng đông máu lan tỏa nội mạch DIC, các yếu tố đông máu được hoạt hóa và hầu hết tham gia vào việc hình thành các cục máu đông khắp cơ thể. Điều này gây nên nhiều cục máu đông nhỏ và cùng lúc do đó có thể đặt bệnh nhân trước nguy cơ chảy máu quá mức. Một số biện pháp hỗ trợ bệnh nhân cần được thực hiện, trong khi các vấn đề tiềm ẩn đang được xác định, và giải quyết. Mức D-dimer có thể được sử dụng để theo dõi hiệu quả điều trị chứng đông máu lan tỏa nội mạch DIC

Khi nào nên yêu cầu thực hiện Test D-dimer?

Xét nghiệm D-dimer được cho làm khi bệnh nhân có các triệu chứng của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu, như đau chân, đau đớn, sưng, đổi màu da, phù; hoặc các triệu chứng của nghẽn mạch phổi, như khó thở, ho, và đau ngực do phổi. Xét nghiệm D-dimer đặc biệt hữu ích khi các bác sĩ nghi ngờ rằng các triệu chứng này có thể do những nguyên nhân khác ngoài chứng huyết khối tĩnh mạch sâu hay nghẽn mạch phổi
Test D-dimer là phương pháp nhanh và không xâm lấn, giúp cho các bác sĩ có thể loại trừ tình trạng đông máu bất thường hay quá mức.
Khi bệnh nhân có các triệu chứng của bệnh đông máu lan tỏa nội mạch như chảy máu lợi (nướu răng), buồn nôn, ói, đau cơ nặng và đau bụng, choáng váng và thiểu niệu (giảm lượng nước tiểu), Test D-dimer, PT, aPTT, fibrinogen, và đếm tiểu cầu có thể được chỉ định để chẩn đoán bệnh trạng. Test D-dimer cũng có thể được áp dụng trong quá trình điều trị bệnh đông máu lan tỏa nội mạch để theo dõi sự cải thiện.

Kết quả xét nghiệm D-dimer được hiểu như thế nào?

GHI CHÚ: Xét nghiệm này không có khoảng giá trị tham chiếu chuẩn như các xét nghiệm khác. Bởi vì các giá trị tham chiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi của bệnh nhân, giới, quần thể lấy mẫu, và phương pháp xét nghiệm; thông số của các kết quả xét nghiệm được biểu hiệu khác nhau ở các phòng thí nghiệm khác nhau. Báo cáo tại phòng thí nghiệm của bạn nên ghi rõ khoảng giá trị tham chiếu cho xét nghiệm của bạn.

Kết quả D-dimer dương tính chứng tỏ có sự hiện diện của các sản phẩm thoái hóa fibrin ở mức cao bất thường trong cơ thể của bạn. Nó cho bác sĩ của bạn biết rằng có sự hình thành và vỡ cục máu đông đáng kể trong cơ thể của bạn, nhưng nó không cho biết cục máu đông nằm ở vị trí nào của cơ thể cũng như nguyên nhân gây nên.
Sự gia tăng D-dimer có thể do nghẽn tĩnh mạch huyết khối VTE (venous thromboembolism) hoặc chứng đông máu lan tỏa nội mạch DIC, nhưng nó cũng có thể do lần phẫu thuật gần đây, do chấn thương hoặc nhiễm trùng gây ra. Sự gia tăng mức D-dimer cũng gặp trong bệnh về gan, mang thai, sản giật (eclampsia), bệnh tim, và một số loại ung thư.
Kết quả xét nghiệm D-dimer bình thường có nghĩa là bạn hầu như không có tình trạng cấp hay bệnh lý gây nên sự hình thành và vỡ cục máu đông bất thường. Hầu hết các bác sĩ đồng ý rằng xét nghiệm D-dimer âm tính hầu như có giá trị và hữu dụng khi xét nghiệm được thực hiện trên những bệnh nhân có nguy cơ thấp.
Test D-dimer có vai trò quan trọng trong nghẽn mạch huyết khối (thromboemboli) nếu test này “âm tính” thì 90 – 95 % không phải là cục máu đông ở phổi, hoặc ở tĩnh mạch sâu ở chân. Xét nghiệm này cũng được sử dụng để loại trừ sự đông máu như là nguyên nhân của các triệu chứng.
D-dimer được xem như một xét nghiệm bổ sung. Không nên xem nó như là xét nghiệm duy nhất để chẩn đoán bệnh hay tình trạng bệnh. Mức D-dimer tăng hay bình thường đều có thể cần theo dõi và xét nghiệm thêm.

Đôi khi liệu pháp chống đông có thể gây nên kết quả xét nghiệm D-dimer âm tính giả. Có một số phương pháp khác nhau để đo D-dimer. Hầu hết các xét nghiệm D-dimer cho kết quả về mặt định lượng được thực hiện tại phòng xét nghiệm của bệnh viện, trong khi các xét nghiệm D-dimer cho kết quả về mặt định tính được thực hiện ngay tại giường bệnh.
Nồng độ D-dimer có thể tăng ở người lớn tuổi, và có thể gặp dương tính giả khi có sự hiện diện các “yếu tố gây viêm khớp” ở nồng độ cao (một protein xuất hiện ở những những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp). Các chất như cao triglycerides, lipid máu (một lượng lớn chất béo trong máu có thể do bệnh nhân đã dùng một bữa ăn chứa nhiều chất béo trước khi làm xét nghiệm), và bilirubin cũng có thể gây dương tính giả như tán huyết gây nên do việc lấy và xử lý bệnh phẩm không đúng cách.

Ứng dụng của sản phẩm:

Sử dụng nhiều trong các phòng cấp cứu, phòng thí nghiệm, khoa tim mạch, các cuộc phẫu thuật tim, các viện y tế cộng đồng, các ca cấp cứu điều trị tại chỗ, cung cấp các chẩn đoán nhanh chóng cho bệnh nhân.

Quy trình xét nghiệm:
Xét nghiệm D-Dimer sử dụng 1 kháng thể đơn dòng D-Dimer kết hợp với chất keo vàng và 1 kháng thể đơn dòng D-Dimer khác được phủ trên vạch kết quả xét nghiệm.
Sau khi mẫu được bơm vào ống vạch xét nghiệm, kháng thể đơn dòng D-Dimer được đánh dấu keo vàng sẽ kết hợp với D-Dimer trong mẫu tạo thành phức hợp kháng thể kháng nguyên.

Phức hợp này sẽ di chuyển tới vùng phân tích thẻ test nhờ hoạt động mao dẫn và sẽ gặp kháng thể cố định trên màng để tạo ra 1 vạch đỏ trên vạch kết quả xét nghiệm.
Cường độ màu sắc trên vạch kết quả tỉ lệ thuận với nồng độ D-Dimer.

Sau đó chèn thẻ vạch kết quả test này vào thiết bị phân tích định lượng miễn dịch FIA8000, nồng độ D-Dimer sẽ được đo và hiển thị trên màn hình.
Nồng độ D-Dimer được lưu trữ trong FIA8000 và luôn sẵn sàng được hiển thị khi có nhu cầu.
Kết quả sẽ có thể được chuyển tới hệ thống thông tin phòng thí nghiệm hoặc bệnh viện nếu các hệ thống này có kết nối với FIA8000.

Cảnh báo và thận trọng:
Chẩn đoán trong ống nghiệm.
Được sử dụng bởi các chuyên gia y tế.
Không được sử dụng bộ kit đã hết hạn sử dụng in trên bề ngoài bao bì hộp.
Bảo quản thẻ test trong túi kín cho đến khi cần dùng. Thẻ test chỉ được sử dụng 1 lần.
Ống hút chỉ nên được sử dụng cho 1 lần lấy mẫu. Không sử dụng lại.
Mẫu bệnh phẩm, thẻ test và ống hút có khả năng lây nhiễm cao. Vì vậy cần có các phương pháp xử lý và tiêu hủy thích hợp theo quy định của địa phương để tránh xảy ra tình trạng trên.
Thận trọng và tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng.

SẢN PHẨM CÙNG LOẠI